Tình báo Mỹ gặp khó trong việc giải mã ý đồ của Tổng thống Putin
Quang Hải (CLB Công an Hà Nội), Hoàng Đức (Ninh Bình) và Doãn Ngọc Tân (Thanh Hóa) là những tiền vệ thường xuyên được thi đấu chính thức cho đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024, góp công lớn vào ngôi vô địch Đông Nam Á của đoàn quân trong tay HLV Kim Sang-sik.Điều trùng hợp là ở các vòng đấu thuộc giải hạng nhất và V-League diễn ra cuối tuần vừa rồi, họ đồng loạt tỏa sáng, đồng loạt ghi những bàn thắng rất đẹp. Quang Hải ghi bàn trong trận hòa 4-4 giữa CLB Công an Hà Nội (CAHN) với Quảng Nam trên sân Hàng Đẫy (Hà Nội), Hoàng Đức ghi bàn trong trận đấu then chốt ở giải hạng nhất giữa Ninh Bình và Bình Phước trên sân Bình Phước, còn Ngọc Tân lập công ở trận đấu rất hay giữa Thanh Hóa và CLB TP.HCM trên sân Thống Nhất. Những bàn thắng được Quang Hải, Hoàng Đức và Ngọc Tân thể hiện đúng phong cách và điểm mạnh của từng người. Đó là chất kỹ thuật của Quang Hải khi anh chọc thủng lưới CLB Quảng Nam, là thể lực dồi dào cùng sự mạnh mẽ trên sân của Doãn Ngọc Tân hay khả năng gây bùng nổ của Hoàng Đức.Đặc biệt, Hoàng Đức và Ngọc Tân ghi bàn từ những tình huống sút xa đẳng cấp, thể hiện tư duy chơi bóng hiện đại nơi các cầu thủ tiền vệ nội hiện nay: họ sẵn sàng dứt điểm từ ngoài khu vực cấm địa của đối phương ngay khi phát hiện khoảng trống ở trước mặt, thay vì chọn lối đá an toàn, đem bóng đến sát vùng cấm địa, rồi tìm cách chuyền cho các tiền đạo ở phía trên. Điều quan trọng khác, trong suốt vài vòng đấu vừa qua, từ sau khi trở về CLB từ đội tuyển quốc gia, các cầu thủ vừa nêu thi đấu rất ổn định, chứng tỏ họ vẫn luôn có khao khát cống hiến, vẫn muốn giữ vững chỗ đứng của mình ở cấp độ CLB cũng như cấp độ đội tuyển quốc gia. Đó là điều mà HLV Kim Sang-sik rất quan tâm.Đây là chi tiết rất quan trọng dành cho đội tuyển Việt Nam, trong bối cảnh đội tuyển sắp tập trung trở lại, làm nhiệm vụ tại vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027. Trước đó, một trong những nguyên nhân chính giúp đoàn quân của HLV Kim Sang-sik thành công tại AFF Cup 2024 là nhờ chúng ta sở hữu hàng tiền vệ rất mạnh.Hiện tại, khi các tiền vệ trụ cột của đội tuyển Việt Nam vẫn đạt phong độ cao, điều này một lần nữa tạo tiền đề cho đội bóng của HLV Kim Sang-sik giữ nguyên sức mạnh tại vòng loại Asian Cup sắp diễn ra. Tuyến giữa chắc chắn, sẽ giúp cho toàn đội ổn định được lối chơi, ổn định được phong cách thi đấu. Cựu Phó chủ tịch chuyên môn VFF Dương Vũ Lâm bình luận: "Hàng tiền vệ của đội tuyển Việt Nam có khả năng kiểm soát bóng rất tốt. Trong thời gian tới đây, các tiền vệ của đội tuyển Việt Nam cần tiếp tục phát huy yếu tố vừa nêu để giữ vững sức mạnh cho đội tuyển trước các đối thủ ở vòng loại Asian Cup 2027".Về khả năng giữ bóng, Hoàng Đức và Quang Hải đều là những cầu thủ giàu kỹ thuật, có năng lực kiểm soát bóng hàng đầu Đông Nam Á. Còn Doãn Ngọc Tân sẽ đóng vai trò là người thu hồi bóng từ chân đối phương, rồi phân phối lại cho Hoàng Đức và Quang Hải. Ngoài những cầu thủ nói trên, 1 tiền vệ khác của đội tuyển quốc gia là Hai Long (Hà Nội FC) cũng có phong độ ổn định từ sau AFF Cup 2024. Với Hoàng Đức, Quang Hải, Ngọc Tân và Hai Long vẫn đều đặn tỏa sáng trên sân cỏ trong nước, đội tuyển Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang-sik hứa hẹn sẽ giữ nguyên vị thế của mình trên đấu trường quốc tế trong năm 2025.Ô tô điện Hyundai Kona Electric 2024 cập bến Đông Nam Á
Thông tin trên được Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Nguyễn Bắc Nam thông tin tại buổi họp báo kinh tế - xã hội định kỳ chiều 20.3, nhằm cung cấp thông tin mới nhất về chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức khi tinh gọn bộ máy.TP.HCM đã có kế hoạch tinh giảm bộ máy giai đoạn 2022 - 2026, giảm 5% công chức hành chính, 10% người hưởng lương từ ngân sách. Tuy nhiên, trong chỉ đạo về sắp xếp bộ máy mới đây, Trung ương chỉ đạo giảm ít nhất 20% biên chế.Sở Nội vụ đã tham mưu cho UBND TP.HCM ban hành kế hoạch tổng thể sắp xếp bộ máy các cơ quan chuyên môn, đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cấp thành phố và cấp quận, huyện. Trong đề án của từng đơn vị phải thể hiện rõ việc tinh giảm 20% biên chế.Ông Nam cho biết thêm, hiện Sở Nội vụ đang dự thảo điều chỉnh kế hoạch tinh giản biên chế theo chỉ đạo mới nhất của Trung ương.Hồi tháng 2.2025, HĐND TP.HCM ban hành Nghị quyết 01 về mức hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi tinh gọn bộ máy, với mức hỗ trợ cao nhất lên đến hơn 1,1 tỉ đồng.Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM cho biết từ ngày 1.3 đến 20.3, toàn TP.HCM có 281 trường hợp làm đơn xin nghỉ việc, gồm 237 xin nghỉ hưu trước tuổi, 44 trường hợp nghỉ thôi việc.Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178/2024. Ông Nam cho biết Sở Nội vụ đang nghiên cứu, tham mưu UBND TP.HCM báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM điều chỉnh chính sách theo đúng Nghị định 67.Đối với khối chính quyền, Sở Nội vụ là cơ quan tham mưu thẩm định từng trường hợp, từng đối tượng cụ thể, tuân thủ Nghị định 178/2024 và Nghị định 67/2025. Tùy theo độ tuổi, thời gian đóng BHXH, mức lương hiện hưởng mà cán bộ, công chức nhận mức hỗ trợ khác nhau."Hội đồng thẩm định cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng đúng quy định từng trường hợp", ông Nam khẳng định, đồng thời cho biết Sở Nội vụ tham mưu UBND TP.HCM thành lập hội đồng thẩm định xem xét, quyết định.Trả lời câu hỏi của Báo Thanh Niên về việc có chi hỗ trợ thêm nữa không, ông Nam cho biết Sở Nội vụ đang rà soát các văn bản pháp luật, Nghị định 67 để tham mưu UBND TP.HCM. Nếu có liên quan đến HĐND TP.HCM thì báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM xin chủ trương rồi trình cấp thẩm quyền."Sở Nội vụ đang nỗ lực, cố gắng tham mưu trình trong kỳ họp HĐND TP.HCM để điều chỉnh kịp thời sau khi Nghị định 67 ban hành", ông Nam nói thêm.Một trong những nội dung quan trọng của Nghị định 67 là điều chỉnh khoản 6 điều 9 của Nghị định 178 là bãi bỏ quy định hỗ trợ thêm của địa phương. Phó giám đốc Sở Nội vụ khẳng định sẽ nghiên cứu thật kỹ, thật sát, cân nhắc việc có tiếp tục áp dụng hay không để tham mưu lãnh đạo thành phố phương án phù hợp, đúng quy định.
Bà Rịa-Vũng Tàu: Không thu phí giấy tờ người dân khi sáp nhập các địa phương
Vì một lần tình cờ bắt gặp những chàng cầu thủ “điển trai” của Trường ĐH Quy Nhơn, nữ sinh của Trường ĐH Nha Trang quyết định sẽ đến cổ vũ cho những cầu thủ này.Tại SVĐ Trường ĐH Nha Trang, trong trận đấu giữa Trường ĐH Quy Nhơn và Trường CĐ Du lịch Nha Trang, chính là sự góp mặt không ít của các CĐV đến từ đội chủ nhà. Vừa là nơi mình theo học và cũng là nơi tổ chức đá bóng sinh viên tại thành phổ biển Nha Trang, nên những nữ CĐV này đã dành thời gian đến sân bóng cổ vũ cho các đội bóng thi đấu trên sân nhà.Với tinh thần cổ vũ là chính, những CĐV chia sẻ họ kỳ vọng các đội sẽ chơi hết mình, chơi đẹp, thắng đẹp, để lại ấn tượng trong lòng người hâm mộ. Đúng như kỳ vọng của những nữ CĐV, kết thúc trận đấu chính là chiến thắng với tỷ số 2-1, nghiêng về đội bóng Trường ĐH Quy Nhơn trong trận đối đầu với Trường CĐ Du lịch Nha Trang, tại Vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO.
Bất lực nhìn nước lũ đổ về trắng đồng Bình Kiến 2, nhấn chìm 90 sào (4,5 ha) lúa đang làm đòng của mình, mặt ông Trương Thế Phong (47 tuổi, ở xã Bình Kiến) đầy vẻ thẫn thờ. Vậy là đợt mưa lũ bất thường từ ngày 22 - 24.2 khiến gia đình ông Phong thiệt hại hơn 100 triệu đồng."Nước không rút được, mất hết rồi. Cả nhà tôi sống nhờ cây lúa mà như thế này thì không biết lấy gì xoay xở. Tôi làm ruộng mấy chục năm nay chưa bao giờ thấy cảnh mưa lụt vào cuối tháng giêng như năm nay", ông Phong ngậm ngùi.Theo ông Phong, lúa của ông đã gieo trồng hơn 50 ngày, đang trong giai đoạn làm đòng. Chi phí đầu tư từ đầu vụ đến nay khoảng 1,2 triệu đồng/sào. Với 90 sào ruộng, ông Phong đã đầu tư khoảng 108 triệu đồng. Hiện ông Phong phải chấp nhận mất trắng vì nước lũ đổ về không thoát được, cây lúa ngâm nước lũ nhiều ngày bị úng gãy, không thể cứu vãn.Cùng cảnh ngộ với ông Phong, suốt 3 ngày qua, sáng nào ông Phạm Văn Lộc (67 tuổi, ở xã Bình Kiến) cũng ra đồng theo dõi mực nước nhưng đành bất lực nhìn 8 sào ruộng chết dần."Tôi làm ruộng mấy chục năm rồi mà đến giờ mới thấy cảnh lụt giữa mùa xuân. Nhà tôi cũng chỉ trông cậy vào 8 sào ruộng này, trời làm thế này thì khổ cho chúng tôi quá. Chỉ mong các cấp, các ngành hỗ trợ giúp chúng tôi có vốn đầu tư lại vụ mùa sau", ông Lộc tâm sự.Theo ông Phạm Minh Tiến, Giám đốc HTX dịch vụ nông tổng hợp Bình Kiến 2, cánh đồng Bình Kiến 2 nằm ở vùng trũng sâu, bao bọc bởi núi, là điểm cuối của hệ thống kênh. Nước sông lên cao, từ các vùng khác đổ về thì cánh đồng này nhận hết."Đợt mưa lũ bất thường đổ về cánh đồng Bình Kiến 2 này, chúng tôi không có giải pháp nào khai thông luồng nước để giải cứu lúa. Sau 3 ngày bị ngập lụt, đến thời điểm hiện tại mực nước tại đồng vẫn còn khoảng từ 1 - 1,5 m. Lúa đang giai đoạn làm đòng bị ngập nước từ 3 - 5 ngày sẽ mất trắng. Chúng tôi rất mong nhận chính quyền địa phương, các cấp, các ngành hỗ trợ nông dân bị thiệt hại trong đợt này", ông Tiến nói. Như Thanh Niên đã thông tin, từ ngày 22.2 đến ngày 24.2, trên địa bàn tỉnh Phú Yên có mưa to, đến rất to. Lượng mưa phổ biến từ 80 - 150 mm, có nơi mưa to cục bộ trên 150 mm. Do mưa lớn kéo dài, mực nước trên các sông dâng cao khiến nhiều diện tích lúa và hoa màu của người dân bị ngập sâu, gây thiệt hại đáng kể.Trong đó, lúa vụ đông xuân bị ngập, hư hỏng hơn 3.000 ha tại các huyện Tây Hòa, Phú Hòa, Tuy An và TX.Đông Hòa. Hoa màu và cây hằng năm khác như sắn, bắp bị ngập, hư hỏng khoảng 1.250 ha. Thiệt hại ước tính hàng tỉ đồng.
Đánh bại Khánh Hòa trong trận 'thủy chiến', CLB CAHN đòi lại ngôi nhì bảng từ… Bình Dương
“Sáng sớm cả mặt trời đã rọi thẳng vào nhà, đến trưa dội thẳng xuống khiến căn phòng nóng hầm hập. Từ đầu tuần này, khi tiết trời nắng nóng, thói quen về phòng trọ nấu ăn và nghỉ trưa mỗi khi tan học của mình đã bị phá vỡ. Ăn cơm ở ngoài rất tốn kém nhưng đó là lựa chọn thích hợp hơn việc về nhà trọ nóng như phòng xông hơi”, Huy than thở.